Quy định "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong một số dịp đặc biệt" tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, người dân cần phải hiểu đúng về pháo hoa và pháo hoa nổ theo quy định mới để tránh bị phạt.

Cụ thể, Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định pháo bao gồm pháo nổ và pháo hoa, trong đó pháo hoa gồm pháo hoa gây tiếng nổ và pháo hoa không gây tiếng nổ.

Nay, Nghị định 137/2020/NĐ-CP đã quy định pháo bao gồm:

- Pháo nổ (gồm pháo nổ và pháo hoa nổ)

- Pháo hoa (loại pháo không có thuốc pháo nổ, chỉ tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ).

Như vậy, cùng khái niệm “pháo hoa” nhưng theo quy định hiện hành và quy định mới có cách hiểu và xác định khác nhau.

Vì vậy, mọi người cần đặc biệt lưu ý phân biệt kể từ ngày 11/01/2021:

- Pháo hoa là loại không gây tiếng nổ và được phép sử dụng trong một số dịp đặc biệt nếu đáp ứng đủ điều kiện.

- Pháo hoa nổ không phải là pháo hoa, nó là pháo nổ và chỉ được bắn khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Mức phạt hành vi sử dụng pháo khi không được phép

Hiện hành Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

...2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

Lưu ý, đây là mức phạt đối với cá nhân, nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì phạt gấp đôi.


Cổng thông tin điện tử huyện Hương Sơn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 302.933
    Online: 13